Cho thuê lao động là một trong những dịch vụ phổ biến, hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết nhu cầu nhân sự tạm thời hoặc theo dự án một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Tuy nhiên, đây là lĩnh vực chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về dịch vụ cho thuê lao động và những quy định pháp luật liên quan.
1. Cho thuê lao động là gì?
Theo khoản 1 Điều 52 Bộ luật Lao động, cho thuê lao động được định nghĩa như sau:
Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
Ngoài ra, hoạt động cho thuê lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được phép thực hiện bởi các doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động và chỉ áp dụng một số công việc cụ thể theo quy định.
2. Các nội dung cần cho trong hợp đồng cho thuê lao động
Theo quy định tại Điều 55 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng cho thuê lao động sẽ bao gồm các nội dung sau:
- Địa điểm làm việc, vị trí công việc cần sử dụng lao động thuê lại, yêu cầu và nội dung chi tiết về công việc.
- Thời hạn cho thuê lao động, thời điểm người lao động thuê lại bắt đầu làm việc.
- Quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, điều kiện đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
- Quy định cho thuê lao động rõ ràng về nghĩa vụ của các bên đối với người lao động thuê lại.
Lưu ý:
- Hợp đồng cho thuê lao động chuẩn sẽ được thiết lập giữa doanh nghiệp cho thuê và bên thuê lao động. Hợp đồng này phải được soạn thảo dưới hình thức văn bản và làm thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản.
- Hợp đồng này không được chứa các thỏa thuận làm giảm quyền lợi hoặc lợi ích của người lao động so với các điều khoản trong hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê đã ký kết với người lao động.
3. Nguyên tắc hoạt động cho thuê lao động
(1) Thời hạn cho thuê lao động đối với người lao động không được phép quá 12 tháng
(2) Bên thuê lao động được sử dụng lao động đối với trường hợp sau:
- Đáp ứng nhu cầu lao động tạm thời khi có sự gia tăng đột ngột trong một khoảng thời gian nhất định.
- Thay thế nhân viên trong trường hợp họ nghỉ thai sản, gặp tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện nghĩa vụ công dân.
- Cần sử dụng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
(3) Bên thuê lao động không được phép sử dụng lao động thuê lại trong các trường hợp dưới đây:
- Để thay thế nhân viên trong thời gian thực hiện quyền đình công hoặc giải quyết tranh chấp lao động.
- Không thỏa thuận trách nhiệm cho thuê lao động rõ ràng về việc bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp giữa người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lao động.
- Thay thế nhân viên bị sa thải do thay đổi cơ cấu, công nghệ, kinh tế hay do chia tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.
4. Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ cho thuê lao động
Trong quan hệ cho thuê lao động, có sự tham gia chủ yếu của 3 bên sau:
4.1. Bên cho thuê lao động
Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, có giấy phép cho thuê lại lao động.
Doanh nghiệp này chịu trách nhiệm tuyển dụng, ký hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển họ sang làm việc dưới sự quản lý của bên sử dụng lao động khác, nhưng vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã ký hợp đồng (theo Điều 12 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
4.2. Bên thuê lao động
Là doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, hợp tác xã, hộ gia đình hoặc cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, sử dụng lao động thuê lại cho những công việc nằm trong danh mục công việc được phép thuê lao động trong một khoảng thời gian nhất định (theo Điều 13 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Tiêu chí lựa chọn công ty cung cấp lao động uy tín
4.3. Người lao động thuê lại
Là người lao động có đủ năng lực hành vi dân sự, được tuyển dụng bởi doanh nghiệp cho thuê lao động, ký hợp đồng lao động và sau đó được chuyển sang làm việc dưới sự điều hành của bên thuê lại lao động (theo Điều 14 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Việc hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia sẽ giúp quá trình cho thuê lao động diễn ra thuận lợi và hợp pháp. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm dịch vụ cho thuê lao động uy tín và chuyên nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với Gia Huy Phát.
Với kinh nghiệm lâu năm và đội ngũ nhân sự chất lượng, Gia Huy Phát cam kết cung cấp giải pháp nhân lực tối ưu, đáp ứng mọi yêu cầu của doanh nghiệp bạn.